Nhung hươu là gì?
Nhung hươu nai là sừng non của hươu đực hay nai đực. Hàng năm, đến cuối mùa đông, đầu mùa xuân 2 nắp hóa sừng bao trùm trên vết cắt nhung từ năm trước sẽ rụng đi, lớp nhung mới nhú lên từ đó, sau khoảng 40 đến 55 ngày là có thể thu hoạch nhung. Sừng non mới mọc rất mềm, mặt ngoài phủ đầy lông, sờ vào êm như nhung nên gọi là nhung hươu nai, bên trong chứa nhiều mạch máu. Nhung có thể chưa phân nhánh hoặc có nhánh, còn gọi là nhung yên ngựa (nhung mới bắt đầu phân nhánh, còn ngắn, bên dài bên ngắn).
Theo Đông y, nhung hươu vị cam, hàm, ôn; vào can thận, có tác dụng bổ thận dương ích tinh huyết (bổ thận tráng dương), cường cân kiện cốt. Dùng cho các trường hợp thận dương bất túc, tinh huyết hư, sợ lạnh, tay chân lạnh, đau lưng mỏi gối, liệt dương tảo tiết, tiểu nhiều khó chủ động, da niêm mạc xanh tái, ù tai hoa mắt chóng mặt, phụ nữ vô sinh băng lậu đái hạ, gân xương teo yếu, xương gãy lâu liền, thiếu máu, giảm bạch cầu, tiểu cầu.
Những ai nên dùng Nhung hươu?
Người mạnh khỏe có thể sử dụng nhung hươu với liều lượng ít hơn để duy trì sức khỏe và phòng ngừa bệnh tật. Nhung hươu đặc biệt rất tốt cho những trường hợp sau:
- Người làm việc nhiều dẫn đến mệt mỏi, stress.
- Những người hiếm muộn, giảm ham muốn, khó thụ thai và tinh trùng yếu.
- người có sức khỏe kém, gầy gò, hay ốm vặt.
- Trẻ em còi xương, suy dinh dưỡng, chậm lớn.
- Người bệnh sau quá trình phẫu thuật, điều trị bệnh.
- Người bị loãng xương, đau lưng mỏi gối…
Dùng nhung hươu bồi bổ sẽ bị nứt da nứt thịt?
Nhiều người thường lo sử dụng nhung hươu sẽ gây béo phì. sự thật ăn nhiều nhung hươu sẽ béo phì chỉ là lời đồn thổi, trong thực tế chưa thấy có trường hợp nào.
Câu hỏi ăn nhung hươu có bị nứt thịt? là thắc mắc của khá nhiều người chưa sử dụng nhung hươu bao giờ. Do nhung hươu chứa rất nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe nên nhiều người nghĩ như vậy! Nguyên nhân xuất phát lời đồn này có lẽ một phần do xưa kia chỉ có Vua Chúa, giới thượng lưu, quý tộc mới có điều kiện dùng nhung hươu để tẩm bổ! Rồi sau này vào những năm 1990, 1 con Hươu trị giá 60 triệu (giai đoạn vàng chỉ có vài trăm nghìn 1 lạng). Người nuôi lúc ấy giữ Hươu như giữ 1 kho báu. Theo đó giá nhung hươu cũng đắt kỷ lục, vì vậy chỉ những ai thực sự có điều kiện mới nghĩ đến dùng nhung hươu bồi bổ sức khỏe hay mua biếu tặng bố mẹ, người thân. Khi sử dụng nhung hươu thường làm giảm mệt mỏi, tăng cảm giác thèm ăn, ăn ngon hơn ngủ sâu hơn đồng thời giúp bộ máy tiêu hóa hạt động tốt hơn nên sẽ hấp thu dinh dưỡng đễ dàng hơn. Cảm giác thèm ăn và ngon miệng có thể khiến một số người ăn uống không có khoa học như ăn nhiều chất béo nên dẫn đến tình trạng béo phì!
Sử dụng nhung hươu có tăng cân?
Theo nghiên cứu của cả Tây y và Đông y thì Nhung Hươu chứa 25 loại axit amin và 26 loại nguyên tố vi lượng. Các thành phần dưỡng chất trong nhung hươu gồm: chất keo (Keratin), khoáng chất 34%, Lipid 2,5%, Protein 52,5%, Canxi 12%, Phospho 5,9%, Sulphur 0,4%, Magnesium 0,2%, Natri 0,9%, Kali 0,4%, một chất nội tiết tố (hormon) gọi là lộc nhung tinh; 26 loại nguyên tố vi lượng như Cu, Fe, Zn, Mg, Cr, Br, Coban…
Chính những dưỡng chất có trong nhung hươu sẽ giúp người dùng nâng cao thể trạng, giảm mệt mỏi, cảm thấy khoan khoái, tăng cảm giác thèm ăn, ăn ngon ngủ sâu hơn, bộ máy tiêu hóa hoạt động tốt hơn nên lúc này ăn uống có khoa học và sinh hoạt lành mạnh thì cơ thể sẽ lên cân.
Có nhung hươu giả không?
Đã 30 năm nay từ ngày bố mẹ nuôi hươu đến giờ thú thật là tôi chưa bao giờ được tận mắt nhìn thấy nhung hươu giả, nên cũng không dám khẳng định có nhung hươu giả hay không! Chỉ được nghe mọi người nói cho biết là có nhung hươu bị làm giả bằng cách: họ nhét tiết lợn với xương thỏ băm vào da chó, da dê rồi dùng keo siêu dính dán chặt. Vậy người mua chỉ cần tìm hiểu kỹ thông tin về nhung hươu sẽ phân biệt được thật giả khi dựa vào những đặc điểm của nhung hươu như màu nhung hươu thường trắng hồng, phủ bên ngoài 1 lớp lông tơ mịn,…
Những ai không nên dùng nhung hươu?
Nhung hươu nai tuy bổ nhưng không phải ai cũng dùng được. Những người không nên dùng nhung hươu: người thể trạng gầy, trong người nóng; thiếu máu hay mất máu nhưng nhiệt độ cơ thể cao hơn bình thường; viêm phế quản, khạc đờm vàng; sốt, mắc bệnh truyền nhiễm; tăng huyết áp; đau thắt mạch vành có kèm huyết áp thấp, người có độ đông máu cao, người viêm thận nặng hoặc đang ốm, rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy… không dùng.